Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Tại sao phải quản lý cơ sở dữ liệu

Bạn đang thắc mắc hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay? Tại sao phải quản lý cơ sở dữ liệu? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được eddieforgovernor.com giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

I. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

he-quan-tri-co-so-du-lieu-la-gi-2
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tên tiếng anh là Database Management System (viết tắt là DBMS). Nó là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, DBMS cũng sẽ giúp xác định những nguyên tắc nhằm xác thực cũng như thao tác với những dữ liệu này.

Cách thức hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu chính là cầu nối giữa phần mềm thứ ba và hệ điều hành, khi có một yêu cầu nào đó về dữ liệu từ ứng dụng ngoài thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ thực hiện truy xuất dữ liệu cụ thể từ hệ điều hành.

II. Đặc điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm: bộ quản lý dự trữ, bộ quản trị giao dịch và bộ xử lý câu hỏi. Các bộ phận này sẽ hoạt động nhịp nhàng với nhau để truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu từ người dùng. Qua đó, xác định được đặc điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

  • Tính bảo mật được xác định người dùng có quyền truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông qua tài khoản và mật khẩu.
  • Dễ dàng chia sẻ và xử lý dữ liệu cùng lúc cho người người
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ tiến hành quản lý các trao đổi, giao dịch với người dùng
  • Tách biệt các chương trình, dữ liệu với nhau

III. Một số hệ quản trị dữ liệu phổ biến hiện nay

he-quan-tri-co-so-du-lieu-la-gi-3
Hệ quản trị dữ liệu phổ biến hiện nay
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL: một cơ sở dữ liệu phổ biến cho các ứng dụng web. Công cụ này sẽ cho pháp bạn lựa chọn được nhiều công cụ lưu trữ.
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: dùng cho cloud và có thể thực hiện lưu trữ ở trên một hoặc nhiều server. Bên cạnh đó, Oracle còn cho phép quản lý các cơ sở dữ liệu có chứa hàng tỷ những bản record.
  • Hệ quản trị csdl SQL Server: hoạt động dựa trên những server cloud tương tự như server cục bộ. Được thiết lập nhằm mục đích hoạt động cả hai đồng thời.
  • Hệ quản trị csdl DB2: Công cụ có khả năng NoSQL và đọc được các file định dạng JSON và cả XML. Ngoài ra, công cụ còn được bổ sung thêm chức năng tương tích, phân tích và khôi phục
  • Hệ quản trị csdl MongoDB: Thiết kế dành cho các ứng dụng dữ liệu và không cấu trúc. Công cụ khá linh hoạt, hoạt động thông qua việc kết nối cơ sở dữ liệu đến các ứng dụng thông qua trình điều khiển.
  • Hệ quản trị csdl PostgreSQL: hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cực kỳ phổ biến và được dùng miễn phí, được sử dụng cho cơ sở dữ liệu web. Cho phép người dùng quản lý cơ sở dữ liệu có cấu trúc lẫn không có cấu trúc
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Redis: tính khả dụng tương đối cao ở dưới dạng Active-Active, có hiệu suất cao cùng khả năng tìm kiếm những tích hợp hàng đầu.
  • Hệ cơ sở dữ liệu SQLite: một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu cực kỳ phổ biến và được sử dụng rất thành công ở định dạng file trên disk. phù hợp đối với những ứng dụng máy tính để bàn như Media Cataloging, Control System…
  • Hệ quản trị csdl Access: cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nắm bắt cũng như quản lý dữ liệu. Đồng thời tạo ra cảnh báo một cách nhanh chóng và hiệu quả.

IV. Tại sao phải quản trị cơ sở dữ liệu

he-quan-tri-co-so-du-lieu-la-gi-4
Cơ sở quản trị dữ liệu chính là xương sống kết nối tất cả phân đoạn

Có thể nói, cơ sở quản trị dữ liệu chính là xương sống kết nối tất cả phân đoạn của vòng đời thông tin. Chính vì thế, cần phải quản trị cơ sở dữ liệu bởi:

  • Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Dữ liệu sẽ là nền tảng để phân tích doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Mục tiêu là tối ưu hóa các quy trình để tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Lượng dữ liệu ngày càng lớn và ngày càng khó quản lý. Đây là một bài toán hóc búa cho hầu hết các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức lớn như các tập đoàn đa quốc gia. Họ sẽ phải quản lý rất nhiều dữ liệu nên cần một hệ thống quản lý tối ưu.
  • Tránh xâm phạm quyền riêng tư. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư cá nhân hoặc quyền riêng tư dữ liệu. Tránh rơi vào những rủi ro pháp lý có thể gây ra những thiệt hại không đáng có.
  • Nguy cơ mất dữ liệu có thể dẫn đến sự sụp đổ của một công ty. Điều này đã được xác nhận bởi thông tin từ các hồ sơ và tài liệu lưu trữ quốc gia của Hoa Kỳ. Họ nói rằng có tới 93% công ty nộp đơn xin phá sản sau khi mất trung tâm dữ liệu trong 10 ngày trở lên. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu trong thời buổi cạnh tranh ngày nay.

V. Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì cũng như nội dung liên quan. Hy vọng với những chia sẻ của chuyên mục công nghệ đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện và biết cách sử dụng công cụ hiệu quả.

Viết một bình luận