Điểm danh một số lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng, đặc sắc

Lễ hội là loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một số lễ hội ở Việt Nam như một bảo tàng sống về phong tục, lối sống của từng địa phương. Cùng eddieforgovernor.com khám phá một số lễ hội độc đáo qua bài viết dưới đây.

I. Một số lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng 

1. Lễ hội Đền Hùng

mot-so-le-hoi-o-viet-nam-1
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội của cả dân tộc dành riêng để tưởng nhớ công ơn dựng nước

Đây là một lễ hội của cả dân tộc dành riêng để tưởng nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của cá vị vua Hùng. Phần lễ sẽ bắt đầu trước 2 ngày trước khi diễn ra phần hội chính thức. Thời gian tổ chức thường từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội sẽ được bắt đầu từ chân núi Nghĩa Linh và hành hương dọc theo nhiều đường khác nhau đến khi lên đến đền Hùng.

2. Hội Lim

Là một lễ hội truyền thống của người Việt, là ngày hát Quan họ cực kỳ nổi tiếng tại Bắc Ninh. Ngày này, người dân thường tổ chức các trò chơi địa phương như kéo co, đấu vật, đánh tre,….. Điểm thu hút du khách là những làn điệu quan họ Bắc Ninh sẽ được các liền anh, liền chị thể hiện vô cùng đặc sắc. Lễ hội được coi là một cách tuyệt vời để khám phá, tìm hiểu về các truyền thống văn hóa Việt Nam.

3. Lễ hội Yên Tử

mot-so-le-hoi-o-viet-nam-2
Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xa xưa

Nhắc đến Yên Tử người ta lại nhớ đến câu: “Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” quả không sai. Đến Quảng Ninh, ngoài vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, thì không thể không nhắc đến Thiền Viện Trúc Lâm – chốn linh thiêng mà bất cứ Phật tử nào cũng mong muốn được viếng thăm dù chỉ một lần.

Tương truyền, Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xa xưa, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Đến lễ hội chùa Yên Tử, du khách sẽ có cơ hội được thoát ra khỏi thế giới trần tục, để thực hiện cuộc hành hương tôn giáo độc đáo giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ. Hàng năm, lễ hội kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng Chùa vào mùa du lịch lễ hội tại Việt Nam.

4. Lễ hội đền Gióng

Khu di tích đền Gióng bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng, chùa Non Nước cùng các lăng bia đá ghi lại chi tiết về lịch sử và lễ hội đền Sóc. Năm 2011, hội Gióng đã vinh dự đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận.

Lễ hội đền Gióng được khai hội ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết, vùng đất này là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi cởi bỏ áo giáp bay về trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách quốc tế.

5. Lễ hội cầu Ngư

mot-so-le-hoi-o-viet-nam-3
Lễ hội cầu Ngư có các trò chơi mô tả cảnh sinh hoạt của nghề đánh cá

Là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ba năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình.

Lễ hội để tưởng nhớ Trương Quý Công (biệt danh là Trương Thiều) – vị thành hoàng của làng. Ông là người gốc Thanh Hoá, đã có công dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu Ngư có các trò chơi mô tả cảnh sinh hoạt của nghề đánh cá, đặc sắc là hình ảnh “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

6. Lễ hội Nghinh Ông 

Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng Tám âm lịch, tại huyện Cần Giờ, lại diễn ra lễ hội Nghinh Ông. Ðây là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, còn gọi là Nam Hải Tướng Quân, thu hút đông đảo người dân đến dự hội.

Là một tập tục dân gian lâu đời của ngư dân nhưng do Cần Giờ nằm “sát nách” Sài Gòn nên có rất nhiều người về tham dự. Ngày nay, lễ hội được giới thiệu rộng rãi cho du khách trong và ngoài nước biết đến như một nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Vì vậy, vào dịp lễ Nghinh Ông, huyện Cần Giờ đón tiếp một lượng lớn du khách và người dân quanh vùng về dự lễ.

7. Hội vật làng Sình Huế

Trong các lễ hội ở Việt Nam, hội vật làng Sình (tiến hành vào ngày 9 – 10 tháng Giêng) được đánh giá là lễ hội thú vị và độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế mộng mơ. Bên cạnh yếu tố tâm linh truyền thống, lễ hội còn là hoạt động giúp người tham gia rèn luyện sức khỏe, sự tự tin và lòng dũng cảm.

8. Lễ hội núi Bà Đen

Nhắc đến các lễ hội ở Việt Nam lớn vào mùa xuân thì không thể nào thiếu lễ hội núi Bà Đen, bắt đầu từ ngày mùng 4 Tết. Phần lớn, du khách du xuân và trẩy hội Bà Đen để cầu bình an, công việc và chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của nơi đây.

9. Lễ hội chùa Bái Đính 

mot-so-le-hoi-o-viet-nam-4
Lễ hội chùa Bái Đính – một lễ hội điển hình của người Việt Nam

Một trong các lễ hội ở Việt Nam không thể bỏ qua là lễ hội chùa Bái Đính – một lễ hội điển hình của người Việt Nam, được tổ chức kéo dài từ mùng 6 Tết tới hết tháng 3. Khi lễ hội chính thức bắt đầu, hàng triệu Phật từ đến từ khắp mọi nơi trên cả nước lại tụ hội về chùa Bái Đính để tham gia ngày hội lịch sử.

II. Kết luận

Trên dải đất hình chữ S có rất nhiều lễ hội đặc sắc nhưng không thể giới thiệu hết trong vài trang viết. Tham gia lễ hội, du khách không chỉ được dâng hương cầu nguyện bình an mà còn được tìm hiểu về nét văn hóa, phong tục tập quán của các vùng miền.

Trên đây là một số lễ hội ở Việt Nam được chuyên mục tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc. Còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch du xuân, trẩy hội ngay thôi nào!

Viết một bình luận