Văn học trung đại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn hình thành và phát triển rất dài, gần 10 thế kỷ. Trong giai đoạn ấy, lĩnh vực văn học đã xuất hiện rất nhiều tác giả tài năng và nổi tiếng. Nhờ đó, kho tàng văn học trung đại Việt Nam thật đồ sộ và được nhiều quốc gia ngưỡng mộ. Trong bài viết hôm nay, cùng eddieforgovernor.com điểm danh những tác giả văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu nhé!
Mục lục
I. Khái quát về văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là một chủ đề bao quát, gồm các hoạt động sáng tác và phê bình những tác phẩm truyền lại bằng văn bản hoặc trí nhớ, tập trung ở giai đoạn trọng yếu nhất trong lịch sử nhân loại (theo Wikipedia)
Đối với văn học trung đại Việt Nam, ở giai đoạn này văn học phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc, tuy vậy không phải các thời kỳ văn học đều trùng khít với thời kỳ lịch sử.
Đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam là nền văn học phát triển trong môi trường xã hội phong kiến. Vì thế, văn học lúc này chịu ảnh hưởng, chi phối của quan niệm tư tưởng nghệ thuật phong kiến.
Các cảm hứng sáng tác chính của văn học trung đại Việt Nam:
- Cảm hứng yêu nước: Thể hiện qua tư tưởng trung quân ở các khía cạnh như sự ý thức tự chủ tự cường, niềm tự hào dân tộc, căm thù quân xâm lược, tình yêu quê hương đất nước…
- Cảm hứng nhân đạo: Các tác phẩm văn học lúc này hướng về con người, vì con người, lấy con người là trung tâm qua đó bày tỏ sự đồng cảm, thương xót, bênh vực…
II. Các tác giả văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu
1. Trần Anh Tông (1276 – 1320)
Là vị vua thứ 4 của triều đại nhà Trần, Trần Anh Tông là vị vua sáng suốt, tính tình khiêm tốn hòa nhã. Tác phẩm của nhà vua trong giai đoạn này phải kể đến tác phẩm Thủy vân tùy bút ngự tập. Pháp sự tân văn, Dược thạch châm…
2. Phan Huy Chú (1782-1840)
Phan Huy Chú không chỉ được biết đến là nhà sử học, danh nhân văn hóa mà ông còn là nhà thơ, tác giả văn học trung đại nổi tiếng. Công trình nổi bật của ông là Lịch triều hiến chương loại chí gồm 49 quyển chia làm 10 chí như Dư địa chí, Văn học chí, Hình luật chí… Đây được coi là bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam.
3. Tác giả văn học Phan Văn Trị (1830-1910)
Phan Văn Trị là nhà thơ, chí sĩ yêu nước dù thi đỗ cử nhân nhưng không chịu ra làm quan mà mở trường dạy học. Trước khi Pháp xâm lược, các tác phẩm của ông chủ yếu là vịnh cảnh, vịnh vật để bày tỏ chí hướng, cứu dân. Đến khi Pháp kéo quân xâm lược và chiến đóng Nam Kỳ, ông là tác giả văn học của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thơ tự thuật. Hột lúa, Con rận…
4. Lý Thái Tông (1000-1054)
Lý Thái Tông là vị vua của triều đại nhà Lý, nối ngôi 27 năm. Ông là vị vua sáng suốt, tinh thông Phật học. Không chỉ trị vị nước giỏi, hết lòng yêu nước thương dân, Lý Thái Tông còn được biết đến là tác giả văn học của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hình Thư, Thiền uyển tập anh ngữ lục…
5. Nguyễn Du (1766-1765)
Nguyễn Du là một trong những tác giả văn học nổi tiếng thời kỳ trung đại. Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một kho tàng đồ sộ với các tác phẩm như Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Bắc hành tạp lục… Hầu hết trong các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm.
6. Ngô Thì Sĩ (1726-1780)
Ngô Thi Sĩ là nhà thơ, nhà sử học, là một chính khách, một quan chức nhưng bên cạnh đó, ở ôn còn nổi bật lên một tư chất khác là một tâm hồn nghệ sĩ, con người đa cảm. Ở ông, mọi rung động đều mãnh liệt, sâu sắc. Ông luôn nhìn thấu tâm tư con người và cảm thông cùng họ, từ những bâng khuâng vì một duyên cớ mơ hồ đến những trăn trở, day dứt về số phận, cuộc sống… Một số tác phẩm văn học thời kỳ trung đại phải kể đến như Việt sử tiêu án, Anh ngôn thi tập, Quan lan thi tập, Thanh động tập, Khuê ai lục, Cách tệ sách…
7. Chu Văn An (1292-1370)
Chu Văn An là một nhà văn, nhà giao dục Việt Nam thời Trần. Ông luôn hướng học trò của mình đến những giá trị nhân văn, lễ nghĩa. Ông nổi tiếng cương trực, tiết tháo, thể hiện rõ nhất trong Thất trảm sớ. Các tác phẩm khác: Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước, Giang đình tác, Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính…
8. Phạm Ngũ Lão (1255-1320)
Phạm Ngũ Lão quê ở huyện Đường Hào (nay gọi là Mỹ Hào, Hưng Yên), là một nhà thơ, danh tướng thời Trần. Ngay từ bé, ổn đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái, là một trang nam nhi hết lòng vì nước. Một số tác phẩm của ông trong giai đoạn này phải kể đến như: Thuật hoài (Tỏ lòng, chép trong Toàn Việt thi lục), Khóc Hưng Đạo vương (chép trong Thần tích xã Phù Ủng).
III. Kết luận
Văn học trung lại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam, đây là giai đoạn hình thành nên những truyền thống lớn về tư tưởng văn hóa dân tộc. Dù đất nước rơi vào các cuộc đấu tranh chống xâm lược nhưng vẫn không thiếu đi các tác giả văn học cho ra đời các tác phẩm để cổ vũ, khích lệ tinh thần dân tộc. Hy vọng bài viết chuyên mục văn học trên sẽ hữu ích với bạn đọc!